logo
logo-text

Tải xuống cuốn sách này trong ứng dụng

Rừng Thiêng

Rừng Thiêng

QUÁC TỬ


1

đây là câu truyện do tác giả tự tưởng tượng, tất cả sự vật sự việc và con người hay địa danh đều không có thật. Tác cũng không có ý đã kích bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào.
( Vì đây là một câu chuyện của thời chiến tranh nên con cũng xin phép có một vài phân đoạn nhắc đến "Người" với tất cả lòng kính trọng. Cảm ơn Người và các chiến sĩ cách mạng đã không ngại hy sinh thân mình cho chúng con một cuộc sống không có tiếng bom đạn "
Đêm nay, tại căn chòi đơn sơ được lập bằng những nếp cỏ chanh, nom có vẻ cũ mèn theo năm tháng. Nơi ấy ánh đèn dầu hiu hắt chiếu lên vách tường bóng của một người phụ nữ lớn tuổi đang chuẩn bị từng vắt cơm nắm cho những đứa con chưa một lần sinh ra của mình.
Người đàn bà ấy người ta không biết tên thật là gì, họ chỉ gọi bà với cái tên trìu mến là 'bu". ( tức là mẹ ). Hoặc cũng có người một số người hàng xóm gọi là bà Năm.
Nói về bà Năm, tính đến giờ thì bà cũng đã trải qua hơn 70 năm cuộc đời. Ở cái tuổi này đúng ra bà cũng đã có thể an hưởng tuổi già bên con cháu. Nhưng không chiến tranh giặc giã đã không để cho bà hay bất cứ người mẹ nào trên mảnh đất này được cái hạnh phúc bình dị ấy.
Thực ra thì ngày xưa bà Năm cũng có một gia đình nhỏ. Bà và chồng, người ta hay gọi là ông Tư đánh cá, bởi chồng bà là con thứ tư trong gia đình có 9 anh em trai, lại chuyên đi làm nghề đánh cá mưu sinh. Sau mấy năm tìm hiểu rồi về chung một mái nhà, cuộc sống của hai vợ chồng cứ thế êm đềm trôi qua. Ông ngày ngày đi chài lưới, bà thì ở nhà trồng dâu nuôi tằm.
Sau vài Năm, hai vợ chồng ông Tư Cá cũng đón chào đứa con đầu lòng. Bà còn nhớ hôm ấy, người chồng của mình ẵm đứa bé trên tay hạnh phúc đến vỡ òa.
_ mình đặt tên cho nó là Bảo u nó nhé.
Rồi ông Tư lại thơm vào má đứa con trai của mình.
_Bảo, con là gia bảo của thầy bu.
Bà Năm thấy vậy khẽ gật đầu, miệng nở một nụ cười hạnh phúc. Rồi đón lấy thằng cu Bảo cho nó hưởng những giọt sữa non đầu đời.
Cuộc sống của cái gia đình nhỏ bé ấy cứ ngỡ rằng sẽ trôi qua êm đềm. Nhưng mọi thứ lại không như mong đợi, năm đó quân ngoại bang sang xâm chiếm nước ta. Chúng tự cho mình cái quyền trà đạp lên người dân với cái danh phận là người của mẫu quốc.
Rồi đám tham quan cũng hùa theo đó một đàn nghĩ ra đủ các thứ siu thuế, nào nhà nào đất. Đến chết rồi vẫn phải ra đình đóng siu, khiến cho dân tình lầm than vô số.
Các cụ hay bảo tức nước vỡ bờ, người dân làng sau bao nhiêu lần lầm than vì cái cảnh một cổ hai tròng, họ không chịu nổi nên đã đứng dậy đấu tranh chống lại. Nhưng khi đó lực lượng còn non trẻ cho nên sau vài cuộc càn quét của lũ giặc tây phương, nhóm khởi nghĩa bị bọn chúng bắt về gốc đa đầu làng xử bắn để thị uy với đám dân đen.
Trong số những người bị chúng xử tử hình hôm ấy có cả ông Tư chồng bà. Nhận được cái tin dữ ấy chả khác nào sét đánh ngang tai, nó khiến cho bà như chết đi một nửa linh hồn. Và còn đau lòng hơn nữa là cái lũ xâm lăng kia chả để cho xác chồng bà và những người dám đứng lên chống lại bạo tàn được yên. Sau khi nổ súng giết họ, chúng treo xác tất cả những người chồng, người cha ấy lên ngọn cây đa để mặc cho kiến tha quạ mổ. Nhằm mục đích thị uy với cái đám dân đen để cho biết thế nào là uy quyền của mẫu quốc.
Người dân trong làng thấy chúng làm vậy thì càng thêm căm phẫn và thương cho những người dám đứng lên chiến đấu cho quê hương. Họ rất muốn đưa xác những người con ưu tú của xóm làng ấy xuống nhưng bọn tây dương chúng nó cho lính lệ tay lăm lăm súng ống canh gác ngày đêm. Nhất quyết không cho người dân an táng những người xấu số kia. Khi ấy bà Năm chỉ biết ẵm thằng cu Bảo đứng từ xa mà vái vọng về phía xác chồng.
Thằng con bà năm đó lên ba tuổi, thấy xác thầy mình ở đằng xa thì cứ một mực đòi mẹ nó ẵm đến. Không được nó lại khóc ngặt khóc nghẽo, thiệt phải nói trông đau thương không thể tả bằng lời. Rồi vài tuần trôi qua, xác của ông Tư và những người xấu số treo lủng lẳng trên ngọn đa bắt đầu bước vào quá trình phân hủy mạnh. Kéo theo từng đám ruồi nhặng đến đẻ trứng tạo ra những con giò trắng muốt thi nhau mà đục mà khoét trên từng thớ thịt thối rữa.
Mùi xú uế từ đó cứ thế theo gió mà bay đi khắp làng, rồi tìm đến đồn tây khiến cho cái đám mắt xanh mũi lõ và mấy cụ hương cụ lý mắt ăn mất ngủ vì cái mùi hôi thối. Lúc này tụ nó đành phải cho lính khố đỏ đem xác những tử tù kia ra một cái hố chôn tập thể vùi xuống đó rồi bỏ về.
Cho đến đêm, vợ con, cha mẹ của những người xấu số đốt đuốc kéo nhau ra đào xác họ về, quấn vào manh chiếu mỏng đưa ra nghĩa địa của làng cho có chỗ yên nghỉ đoàng hoàng hơn nằm trong hố chôn tập thể lạnh lẽo. Đêm đó bà Năm cũng nén đau thương mà theo chân những người làng trộm xác chồng về lo cho ông ấy một nấm mồ nhỏ.
Từ đó bà Năm một mình nuôi con, bà vừa là mẹ vừa là cha. Cho đến khi thằng cu Bảo của bà là một anh thanh niên, nó lại tiếp tục đứng lên đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. Lần này Bảo theo một đoàn quân của người mà dân ở đây hay bất cứ nơi nào trên mảnh đất An Nam này vẫn hay gọi với cái tên thân mến là " Bác". Hay nói chính xác hơn là thằng Bảo và một số trai làng đã đi theo " Cách Mạng".
Rồi chuyện gì đến cũng phải đến, đoàn quân ấy sau bao nhiêu gian khổ. Cuối cùng cũng cắm lá cờ chiến thắng lên nắp hầm của tên chỉ huy địch trong trận chiến Điện Biên Phủ. Làm cho đám thực dân pháp phải rút về nước trả lại cho dân nước Nam cuộc sống bình yên
Bà Năm tưởng rằng sau trận chiến lịch sử ấy, con trai mình sẽ về ở hẳn. Rồi lấy vợ sanh con cho bà có một đứa cháu ẵm bồng coi như là vui thú tuổi già. Tiếc là đất nước lại bị chia đôi bờ, anh Bảo lại phải lên đường tiến vào Nam để nối liền giang sơn nước Việt.
Ngày đứa con của bà Năm về thăm mẹ trước khi theo đoàn quân xẻ dọc Trường Sơn, trông anh dạn dày sương gió lắm. Đêm đó hai mẹ con nằm bên nhau tâm sự đến gần sáng, anh dặn bà đủ điều rồi hứa một vài năm nữa đất nước hoàn toàn giải phóng sẽ về.
Nhưng chinh chiến triền miên, đến cả chục năm trời vẫn chưa dứt. Nó khiến cho bà mỏi mắt chờ trông. Có khi là vài tháng đến cả năm mới có được một lá thư của con trai gửi từ chiến trường về.
Rồi thì trận chiến ngày càng khốc liệt, những lá thư của đứa con trai duy nhất của bà Năm gửi về ngày càng thưa dần. Cho đến mấy năm gần đây bà không còn nhận được thêm bất cứ thông tin gì về anh Bảo nữa. Chỉ còn tin tức về những trận chiến của tiểu đội anh Bảo đang đóng quân. Rồi thì bà cũng chẳng còn nhận thêm được bất cứ tin tức gì của tiểu đội hơn chục người ấy nữa.
Từ đó bao nhiêu ngày tháng trôi qua, bà mẹ ấy vẫn nuôi một hy vọng là một ngày nào đó đứa con trai duy nhất của mình sẽ bình an trở về. Nó sẽ về với bà bằng xương bằng thịt.
Những bà càng mỏi mắt chờ trông thì tin tức về anh Bảo lại càng biệt tăm. Cũng vì cái lý do đó mà bà quyết định rời làng để đến nơi này, một phần là để làm nơi cho những chiến sĩ dừng chân trước khi băng rừng vượt núi. Và một phần cũng là để hỏi xem đứa con trai của bà có còn bình an nơi chiến trường khói lửa hay là nó đã...
Bà năm đang mải nghĩ về thằng con trai của mình mà không để ý từ sau lưng mình đang có một người đàn ông độ hơn 40 tuổi vừa mới từ ngoài cửa bước vào. Người đó treo cái ba lô màu xanh lá rừng lên trên cái móc ở vách nhà đoạn tiến đến chỗ bà Năm hỏi:
_ khuya lắm rồi bu vẫn chưa ngủ ạ.
Bà Năm nghe thấy quay lại thấy quay lưng lại, nheo nheo mắt nhìn người vừa mới hỏi mình. Phải mất cả chục giây sau bà cụ mới nhận ra người đứng trước mặt mình là người tiểu đội trưởng tên Vũ Văn Hán. Anh em thường hay gọi một cách thân mật là "thủ trưởng Hán". Bấy giờ bà Năm mới dúi vào tay người thủ trưởng ấy một nắm cơm nóng nói:
_ bu tranh thủ chuẩn bị cho mấy đứa ít cơm nắm đi đường ăn cho ấm bụng.

Bình Luận Sách (391)

  • avatar
    betyorn

    Truyện này rất hay mong ra thêm nhiều chương hơn nữa

    19d

      1
  • avatar
    NguyễnThị út

    ...

    14/08

      0
  • avatar
    FXGXBÁO

    hay

    12/08

      0
  • Xem tất cả

Các chương liên quan

Chương mới nhất